Đề bài: Soạn bài Thơ Hai – cư của Ba – sô
TIỂU DẪN
Những nét chính về tác giả
- Ma-su-ô Ba-sô(1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản
- Ông sinh ra ở U-rê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong gia đình võ sĩ cấp thấp.
- Năm 28 tuổi, ông làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô
- Mười năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư.
- Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka
- Tác phẩm của Ba-sô: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689)…
Những nét chính về thơ hai-cư
- Thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút)
- Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định.
- Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung
- Nét tinh tế trong thơ hai-cư: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng…
- Về ngôn ngữ, hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật.
- Thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
Câu 5.
Bài 8.
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu.
Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện rất rõ ràng, rành mạch. Dù đã nằm trên giường bệnh nhưng tâm hồn Ba-sô vẫn khát vọng được đứng dậy tiếp tục cuộc lãng du của mình trên khắp các cánh rừng muôn nơi.
Đây cũng là bài thơ cuối cùng trong cuộc đời của Ba-sô. Trước thời khắc giã từ cuộc đời, ông không nghĩ đến sự đau thương mà ngược lại ông vui vẻ vì mình đã có những cuộc lãng du đầy ý nghĩa và thú vị.
Câu 6.
“Quý ngữ” trong các bài thơ 6, 7, 8:
– Quý ngữ trong bài 6 là cánh hoa đào. Đây là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, và cũng là biểu tượng cho tuổi xuân phơi phới căng tràn sức sống. Tuổi xuân ấy nằm trong vòng triết lý sâu sắc của vũ trụ rằng mọi thứ trên vũ trụ này đều có mối quan hệ tương quan tác động lẫn nhau.
– Quý ngữ trong bài 7 là tiếng ve ngâm. Tiếng ve kêu phá vỡ không gian u tịch, Tĩnh mịch. Trong không gian ấy dường chỉ có một âm thanh duy nhất là tiếng ve ngâm. Không có bất kỳ một thứ âm thanh nào khác chen ngang vào đó, khiến cho toàn bộ tiếng ve dội vào đá, ngấm sâu vào đá.
– Quý ngữ trong bài 8 là những cánh đồng hoang vu, đó là những nơi mà Ba-sô đã đi qua và muốn được tiếp tục đi qua lần nữa. Nhưng những cánh đồng ấy đã tiễn đưa Ba-sô về nơi an nghỉ cuối cùng.
Từ khóa: