( Soạn văn lớp 12) – Em hãy soạn bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Đề bài: Em hãy soạn bài Rừng xà nu
Bài làm :
I. Tìm hiểu chung
1.Tác gỉa
-Nguyễn Trung Thành (1932) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, ông có hai bút danh là Nguyên Ngọc – sử dụng trong kháng chiến chống Pháp và Nguyễn Trung Thành sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
-Nguyễn Trung Thành thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, ông là một trong số những lớp nhà văn chiến sĩ.
-Ông đặc biệt thành công khi viết về mảnh đất và con người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bởi đây là nơi ông có mặt trong hai cuộc kháng chiến và là nơi lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời của ông.
-Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi .
-Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên (1954-1955), Rẻo cao (1961), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969)…
2.Tác phẩm
a) Hoàn cảnh ra đời
–Rừng xà nu ra đời năm 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta và bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Đó là những tháng ngày sục sôi hào hứng khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ.
–Rừng xà nu được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Bộ.
b) Khuynh hướng sử thi
–Rừng xà nu được xem như là bản hùng ca đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của người dân Tây Nguyên, và đây cũng là khuynh hướng văn học nổi bật của Việt Nam giai đoạn 1945-1979
-Đặc điểm của tác phẩm mang khuynh hướng sử thi:
+Đềtài: vấn đề trọng đại, liên quan đến vận mệnh dân tộc, số phận của cộng đồng.
+ Xây dựng nhân vật: là những anh hùng lí tưởng của nhân dân, giải quyết hài hòa mối quan hệ riêng chung , cá nhân và cộng đồng.
+ Ngôn ngữ trang trọng, mang cảm hứng ngợi ca.
II. Tìm hiểu chi tiết
1.Hình tượng cây xà nu
-Cây xà nu là loại cây có sức sống mãnh liệt rễ của nó ăn sâu vào lòng đất , ngọn lao thẳng lên bầu trời.
-Theo lời miêu tả của nhà văn, đây là loại cây hùng vĩ mà cao thượng man dại mà trong sạch.
-Trong đoạn văn mở đầu, cánh rừng xà nu nằm ở cạnh con nước lớn, ngay đầu làng Xô Man.
-Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương → minh chứng cho tội ác hủy diệt của kẻ thù.
-Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man , chúng xuất hiện trong đời sống hàng ngày của người dân .
– Và hơn hết chúng là tượng trưng cho số phận, phẩm chất cao quý của người dân Tây Nguyên nói chung và dân làng Xô Man nói riêng :
+ Loài cây ham ánh sáng mặt trời: ngọn cây lao thẳng lên bầu trời, phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng cũng giống như khát khao vươn lên tìm ánh sáng của cách mạng của Đảng của người dân làng Xô Man ( Anh Quyết là biểu tượng của người gieo ánh sáng đó ,khi anh hi sinh Tnú lại tiếp tục thay anh lãnh đạo dân làng chiến đấu).
+Loài cây chịu nhiều đau thương ” có những cây chặt đứt…vết thương”→ không cây nào không bị thương cũng như những hi sinh mất mát của con người nơi đây: Mai, Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay do sự tàn sát của bọn giặc…
+Loài cây có sức sống mãnh liệt: “cạnh một cây… cây con mọc lên”, cây mẹ ngã xuống cây con mọc lên thay thế→ tựa như hết thế hệ này đến thế hệ khác của làng Xô Man quyết tâm chiến đấu chống giặc bảo vệ sự bình yên và hạnh phúc cho buôn làng.
2.Hình ảnh ngôi làng Xô Man
-Nằm sâu ở trong rừng với những cánh rừng Xà Nu bao bọc lấy ngôi làng.
-Làng nằm trong tầm đại bác của giặc , bị bắn mỗi ngày hai lần nhằm mục đích xóa sổ ngôi làng.
-Ngôi làng vẫn tồn tại bởi:
+Nó được che chắn bởi những cánh rừng xà nu.
+Người dân trong ngôi làng từ người già đến trẻ nhỏ đều nâng cao tinh thần chiến đấu, toàn thể buôn làng đều đứng lên kháng chiến.
+Đây là một ngôi làng kháng chiến được bao bọc xung quanh bởi những hầm chông hố chông
3.Những con người Tây Nguyên kiên trung bất khuất
a) Nhân vật Tnú
* Con người công dân
-Tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng , lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu với quê hương:
+Lúc nhỏ: Tnú là cậu bé gan góc, dũng cảm, sớm giác ngộ cách mạng và gắn bó trung thành với Đảng
+Trong nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ:thời điểm bọn giặc tìm bắt truy sát cán bộ nằm vùng, anh Xút, bà Nhan bị bắt giết, Tnú vẫn dũng cảm tham gia vào nhiệm vụ.
+Học chữ: Mai học giỏi hơn Tnú, Tnú học chậm hay nổi nóng, có lần đập vỡ bảng…cầm hòn đá tự đập vào đầu chảy máu ròng ròng
→ Hành động tự trừng phạt mình thể hiện sự gan góc dũng cảm.
+Khi làm liên lạc cho anh Quyết: Tnú không bao giờ có thói quen đi đường mòn ” xé rừng mà đi”.
+ Khi trưởng thành: Sau khi thoát ngục Kon Tum trở về làng:
- Tnú lên núi Ngọc Linh gùi đá mài cho dân làng làm vũ khí.
- Cùng cụ Mết và các thanh niên đốt đuốc vào rừng chuẩn bị vũ khí chiến đấu.
- Tnú bị bắt và tra tấn, lần thứ hai anh bị bắt tra tấn, kẻ thù dùng nhựa xà nu đốt 10 ngón tay Tnú → những bi kịch, nỗi đau trong cuộc đời của Tnú làm nổi bật lên lòng trung thành , yêu nước và dũng cảm của Tnú.
+ Tham gia lực lượng cách mạng: Sau khi Mai và con đã chết, bản thân Tnú cũng bị tra tấn dã man, Tnú vượt lên nỗi đau cá nhân để sống và góp sức chiến đấu vì hòa bình cho buôn làng và dân tộc→ Tnú trở thành một anh bộ đội cụ Hồ.
* Con người đời thường
– Tình yêu với buôn làng:
+Cảm giác khi nguồn nước mát lạnh của quê hương chảy trên mặt trên đầu.
+Nghe được tiếng giã gạo, chợt hiểu ra nỗi nhớ day dứt trong lòng Tnú suốt ba năm ra đi là tiếng chày giã gạo.
– Tình yêu với gia đình: với mẹ con Mai
+ Lúc nhỏ Tnú và Mai là những người ban, tình cảm của họ hồn nhiên và trong sáng.
+ Khi trưởng thành sau khi vượt ngục Kon Tum trở về, người đầu tiên đón Tnú là Mai, họ xây dựng 1 gia đình đầm ấm song hạnh phúc ấy quả thực quá ngắn ngủi.
b) Cụ Mết
-Ngoại hình cụ Mết : vóc dáng căng tràn sức sóng, mắt sáng và xếch ngược , cụ vẫn quắc thước như xưa.
– Cụ là một người trầm tĩnh, sâu sắc và giàu lòng yêu thương: đêm Tnú trở về, trong không khí thiêng liêng, trước tất cả người dân trong buôn làng, ông kể về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của nhân dân Xô Man.
→Khơi dậy sức mạnh tập thể , tinh thần đoàn kết sự đồng lòng nhất trí.
– Ông cụ là người đi đầu trong công cuộc đấu tranh bảo vệ buôn làng.
→Hình tượng cụ Mết đại diện cho một thế hệ người dân làng Xô Man, thế hệ đi đầu.
c) Chị Dít
– Xuất hiện gián tiếp qua lời kể của bé Heng, chị là một chính trị viên xã đội, qua lời kể của cụ Mết với vai trò là một cá nhân xuất sắc được đi dự đại hội chiến sĩ thi đua.
– Xuất hiện trực tiếp:
+ Được mọi người từ già đến trẻ yêu mến
+Là một người nghiêm khắc tế nhị kín đáo và tình cảm.
-Phẩm chất:
+ Yêu làng yêu nước: hành động vào rừng tiếp tế cho cụ Mết, Tnú, thanh niên tron g rừng khi giặc bao vây.
+Gan góc dũng cảm.
+Tình yêu với buôn làng:
- Khi được thưởng muối , chị Dít chia đều cho buôn làng.
- Có sự rạch ròi công tư.
→ Chị tiêu biểu cho thế hệ trưởng thành của buôn làng Xô Man, mang những nét đẹp của con người nơi đây.
d) Bé Heng
-Đầu tiên bé Heng giữ vai trò người dẫn đường đưa Tnú về thăm làng , chỉ cho Tnú cách đặt bẫy cài bẫy của người dân Xô Man.
-Bé là đại diện của thế hệ kế tiếp tương lai của dân làng Xô Man.
III. Tổng kết
1. Nội dung
-Tác phẩm là truyện ngắn chứa đựng độ dài một cách xuất sắc, đạt đến độ kết tinh và hàm súc cao.
-Hình ảnh cây xà nu là một sáng tạo của nhà văn mang biểu tượng cho những con người kiên trung dũng cảm, yêu nước và mảnh đất Tây Nguyên.
2. Nghệ thuật
-Tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thông qua việc xây dựng hệ thống nhận vật, giọng điệu trang trọng hào hùng, trong cách xây dựng chủ đề chính trị mang tính sử thi.
–“Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng sử thi nói riêng và cho văn học năm 1945-1975 nói chung .
Từ khóa: