Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến


Đề bài: Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là nhà thơ mang hồn thơ làng quê, làng cảnh Việt Nam. Ông nổi tiếng với ba bài thơ thu: Thu Vịnh, thu điếu, thu ẩm. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thuỷ mặc bằng ngôn từ, diễn tả được đúng thần thái cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng của trời thu. Trong đó bài thơ Thu Vịnh được xem là bài thơ hay nhất.

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tảng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

Bài thơ là một bức tranh phác hoạ khung cảnh của mùa thu miền Bắc với những nét đặc trưng của không gian, mây nước, đất trời. Cái thần, cái hồn thấm đượm trong từng câu chữ, lan toả trên trang thơ như chính tâm hồn của nhà thơ được gửi gắm vào đây. Dường như tác giả đang say sưa với những đường nét trên bức tranh hoạ bì của mình, đưa người đọc thoát khỏi thực tại để đến với trời thu năm ấy.

Lúc này, đã có sự xuất hiện của trăng, của nước khiến cảnh thu thêm phần hương sắc. Màu xanh vẫn là gam mảu chủ đạo xuyên suốt từ đầu bài thơ, nhưng lúc này sắc xanh không còn là xanh ngắt như bầu trời nữa, làn nước được phủ bởi một tầng sương mờ, hay một tầng khói sóng ảo ảo hư vô. Mọi thứ dường như bị bao phủ đến nhạt nhoà, không đậm nét, không gay gắt mà cứ se se lạnh, man mác buồn. Đêm thu có ánh trăng rọi soi ngoài khung cửa, như người bạn tâm giao thân thiết tự thuở nào. Cảnh vật yên tĩnh và thanh tịnh vô cùng, chỉ có ánh trăng thu làm bạn cố giao thân tình với người thi sĩ. Chẳng cần ồn ã, chẳng cần phô trương, chỉ với những ngôn từ mộc mạc mà Nguyễn Khuyến đã dẫn dắt người đọc đến với một đêm thu đầy ắp ánh trăng mơ màng huyền diệu.

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

  Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”

Những chùm hoa từ năm trước vẫn cứ thắm như lúc đầu, không hề có dấu hiệu của sự đổi khác hoặc tàn phai. Dường như không gian như dừng lại, hoặc mọi thứ bị khói phủ nhạt nhoà nên sự đổi khác cũng nhẹ nhàng khó lòng phân biệt. Bức tranh mùa thu có mây trời, có nước non hoa lá, có cả sự xuất hiện và âm thanh của tiếng ngỗng kêu đâu đó. Tiếng ngỗng trời vang vọng không xua tan được khí lạnh của trời thu, chỉ gợi một nỗi buồn xa xăm mờ nhạt. Âm thanh của mùa thu ít ỏi hay chính nỗi lòng của người cầm bút còn đang khắc khoải mong ngóng trông chờ một điều gì đó? Từng câu thơ chứ đựng nỗi lòng của Nguyễn Khuyến; dường như nhà thơ nhờ cảnh vật nói hộ lòng mình. Trước không gian bao la đất trời, trước tiết thu lạnh lùng chuyển mình trong đêm, thi sĩ bắt nguồn cảm hứng và viết lên những dòng thơ chân thành sâu sắc.

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

Nhà thơ đã trực tiếp nói lên tâm tư tình cảm của mình, trực tiếp bày tỏ những khúc gấp trong nỗi long của bản thân. Với thiên nhiên, ông yêu mến đến vô cùng, động long và xao xuyến bởi cảnh sắc trời thu. Và dẫu khung cảnh mùa thu có man mác buồn nhưng không thể phủ nhận được vẻ đẹp huyền bí thanh cao của đất trời. Nhà thơ của chúng ta yêu cái đẹp, nao long trước khung cảnh nên thơ và đã mượn bút tựa lòng viết lên những vần thơ như thế.

Vậy nhưng đến câu thơ cuối cùng, Nguyễn Khuyến lại bày tỏ: “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Ở đây nhà thơ nhắc đến một con người vĩ đại đời trước, tên là Đào Uyên Minh. Đào Uyên Minh là một nhà thơ đầy tài năng, đồng thời cũng là một vị quan thanh liêm chí khí kiên cường. Khi thấy chốn quan trường bất công thối nát, ông đã từ quan về ở ẩn. Lúc này Nguyễn Khuyến thấy hổ thẹn với ông Đào, thấy ngại ngùng trước khí tiết và thái độ cương trực của ông Đào. Cũng ra làm quan nhưng Nguyễn Khuyến còn lúng túng, lừng khừng trước những số phận con người. Và khi về ở ẩn rồi, Nguyễn Khuyến vẫn mang trong long nỗi day dứt ân hận về những tháng ngày làm quan đã qua. Suy cho cùng, Nguyễn Khuyến là một người có tâm hồn rất thật, trải lòng trải sầu không giấu giếm điều gì cả. Từ đó chúng ta càng cảm thấy yêu quý và khâm phục người thi sĩ.

  Tóm lại, bài thơ Thu vịnh đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về cảnh thu quê hương. Đây cũng là nỗi lòng của tác giả được gửi gắm một cách chân thành và ý nghĩa. Nguyễn Khuyến xứng đáng là viên ngọc quý của nền văn học nước nhà.

Từ khóa:


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *